Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế

Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Luật Công Minh hướng dẫn trình tự quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế như sau:
1. Bằng độc quyền sáng chế (patent)

Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được gọi là “Bằng độc quyền sáng chế”. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
2. Quyền nộp đơn đăng ký sáng chế

 

Quyền nộp đơn sáng chế trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

 

Nếu sáng chế được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí,phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn sáng chế đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

 

Nếu sáng chế được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác,và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác,thì quyền nộp đơn sáng chế thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

 

Người nộp đơn sáng chế có thể chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.  

 

3. Cần phải làm gì trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế?

 

Để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc đầu tư cho việc nộp đơn,cần phải cân nhắc khả năng được cấp Bằng độc quyền sáng chế

 

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có phải là giải pháp kỹ thuật hay không, tức là có thể xếp nó vào một trong số các dạng của sáng chế nêu tại điểm 1 trên đây hay không?

 

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ hay không?

 

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế hay không?

 

- Để đánh giá tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế, bạn cần tra cứu mọi nguồn thông tin có thể có - đặc biệt là thông tin sáng chế để tìm ra sáng chế có bản chất kỹ thuật gần nhất với đối tượng dự định đăng ký và so sánh với giải pháp kỹ thuật của bạn.

 

- Bạn có thể tự mình hoặc sử dụng dịch vụ của Cục Sở hữu trí tuệ để tra cứu thông tin về sáng chế từ các nguồn sau đây:

 

+ Công báo sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

 

+ Đăng bạ quốc gia về sáng chế được lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ;

 

+ Bản mô tả sáng chế của các quốc gia thu thập được và lưu giữ tại Trung tâm Thông tin và Tư liệu sở hữu công nghiệp thuộc Cục Sở hữu trí tuệ;

 

- Để khẳng định có nên đăng ký sáng chế, bạn cần cân nhắc khả năng đem lại lợi ích thực sự của Bằng độc quyền:

 

+ Liệu đối tượng dự định đăng ký sáng chế có tiềm năng thương mại hay không ?

 

+ Bản thân bạn có khả năng hoặc có ai sẵn sàng áp dụng đối tượng dự định đăng ký hay không?

 

+ Việc áp dụng đó có mang lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế hay không?

 

+ Liệu có đáng phải đánh đổi bí mật về đối tượng dự định đăng ký để lấy khả năng được cấp Bằng độc quyền sáng chế hay không?

 

- Để có thể giành được độc quyền khai thác đối tượng đăng ký bạn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của đối tượng đó. Trong khi đó, nếu bạn có thể giữ được đối tượng trong vòng bí mật ngay cả khi sản phẩm chứa đối tượng đó được lưu hành công khai thì bạn vẫn chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những ai không có bí mật đó.  

 

4. Hồ sơ đơn đăng ký sáng chế

 

Bao gồm các tài liệu sau:

 

+ Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

 

+ Bản mô tả sáng chế;

 

+ Yêu cầu bảo hộ;

 

+ Bản vẽ, sơ đồ,bản tính toán... (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC;

 

+ Bản tóm tắt Sáng chế;

 

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (1) bản;

 

+ Giấy uỷ quyền (nếu cần), gồm một (1) bản;

 

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;

 

+ Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố, gồm một (1) bản.

 

+ Bản tiếng Việt của bản mô tả SC, Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt SC, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;

 

+ Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;

 

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

 

Bản mô tả SC phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.

 

Bản mô tả SC phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần được bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.

 

Bản mô tả SC phải bao gồm các nội dung sau đây:

 

+ Chỉ số Phân loại Sáng chế Quốc tế (Chỉ số PSQ);

 

+ Tên gọi của giải pháp kỹ thuật;

 

+ Lĩnh vực kỹ thuật trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan;

 

+ Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết);

 

+ Bản chất của giải pháp kỹ thuật;

 

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);

 

+ Ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật;

 

+ Những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).

 

Yêu cầu bảo hộ nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.

 

Bản tóm tắt sáng chế để công bố một cách vắn tắt bản chất của sáng chế. Bản tóm tắt SC phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin.

 

BBT-Tổng hợp

 

  • TAG :

Danh mục

Loading...

Bài nổi bật